Thứ Hai, 30 tháng 9, 2013

Gạo Tím hay Gạo Tím than có phải là gạo Huyền Mễ

GẠO HUYỀN MỄ – Gạo Đen

Gạo huyền mễ có phải là gạo tím than?
Theo từ Hán Việt: Huyền nghĩa là đen tuyền (đen bóng, đen ánh màu tím), Mễ là Gạo. Như vậy Huyền Mễ có nghĩa là Gạo Đen hay Gạo Tím, Nếp Cẩm hay Nếp Than. Đây là một từ mà y học cổ truyền đã sử dụng từ lâu. Ngoài ra Huyền Mễ còn có tên Trung Quốc là LÀM LÀNH XƯƠNG BỊ GÃY.


Do trình độ khoa học giới hạn, y học cổ truyền chú ý về “Tính” mà không thiên về “Định”. Dần dần tiến bộ y học vén bức màn công hiệu thần bí của Huyền Mễ mà cho ta biết tính năng của các thành phần trong đó. Gạo tím Sóc Trăng được tổ chức lai chọn từ năm 2003 của hai tác giả là Hồ Quang Cua và Trần Tần Phương có những đặc điểm như sau:
  1. Lớp Lức bọc bên ngoài: cung cấp cellulose giúp nhuận trường, tiêu độc.
  2. Bên trong chứa:
-          Vitamin: B1, B6, B12 với các tính năng đã được biết: Kháng viêm và an thần.
-          Mầm gạo: chứa Gaba có công dụng dẫn truyền thần kinh, ngăn ngừa stress, phục hồi trí nhớ trong trường hợp bệnh Parkinson, giúp lành các tổn thương ở gan và thận.
-          Lớp sắc tố màu tím: Chứa Anthocyamin có công dụng chống oxy hoá mạnh, giúp giảm trừ nhiều bệnh trong đó có tiểu đường, thống phong (goute) có tính kháng viêm cao.
-          Các khoáng chất: Có nhiểu canxi giúp sớm lành xương bị gãy, sắt giúp bổ máu, Kẽm và Mangan tăng tính chống oxy hoá cơ thể.
-          Trong cùng là tinh bột là chất cung cấp năng lượng chính cho người Á Đông. Theo thực nghiệm lâm sàng của BS Lương Lễ Hoàng, bệnh nhân tiểu đường mỗi bữa ăn hai bát cơm Huyền Mễ vẫn không làm tăng lượng đường trong máu bởi ngoài tinh bột cơm còn chứa những chất có tính năng đã nêu trên.

Khi xưa ở Trung Quốc Huyền Mễ chì là nếp rất dẻo, khó ăn cho nhiều người. Các nhà khoa học ở Viện Lúa Học Quốc Tế đã nỗ lực lai tạo thành gạo tẻ. Tuy đã thành công nhưng lượng Anthocyanin vẫn chưa cao thể hiện ở lớp vỏ lụa màu tím vẫn còn nhạt và mỏng. Những nỗ lực từ năm 2003 tới nay của các kỹ sư Sóc Trăng đã cho ra đời giống gạo tẻ tím than đen tuyền với hai dạng hạt ngắn và dài, được thực nghiệm lâm sàng cho kết quả giảm trừ được nhiều bệnh. Còn phẩm chất nấu nướng thì thật tuyệt vời vì được lai tạo với những giống gạo thơm Sóc Trăng ngon nhất hiện nay.

Từ lâu ông cha ta đã biết chế biến rượu bổ từ nếp than: Nếp được nấu chín, trải ra Diệm (hũ sành miệng rộng) cho nguội bớt, lúc cơm còn ấm (<40 độ C) rắc men cơm rượu lên và đậ ủ lại. Khi men đã ăn gần sạch cơm thì đổ rượu cao chữ (trên 45 độ cồn) vào để tránh bị chua và đậy kín. Khoảng một tháng sau khi rượu đã dịu và vắt bỏ xác, lóng cặn. Rượu nếp than được chế biến đúng phương pháp, chất lượng cao sẽ có màu đỏ hồng, trong, rất bắt mắt. Dùng như rượu bổ (uống 1-2 ly mỗi ngày) sẽ có tác dụng tăng cường sức khoẻ rất tốt.
Xem trên TV tại:
CÁCH THU HOẠCH, XAY XÁT: Lúa được sấy thật khô (độ ẩm 12) ngay sau khi thu hoạch để bảo quản cho tốt, tránh các loại nấm mốc tấn công. Khi cần sử dụng thì đem xay lức và tách các hạt lẫn bằng máy tách màu, sau đó gạo được đóng ngay bằng túi PE kín.

CÁCH NẤU NƯỚNG: Khác với gạo đỏ cần ngâm nước trước khi nấu, gạo tím chỉ cần vo gạo và nấu lượng nước cao hơn khối lượng gạo 60% (tỷ lệ Gạo/1,6 Nước) và cần thời gian nấu dài hơn gạo trắng. Do vậy để thuận tiện nên nấu 1 lần và ăn cho cả ngày. CHÚ Ý cần vo gạo nhanh để tránh mất màu tím của gạo.
Giá bán: Gạo Huyền Mễ = gạo Tím Than = 33,000 đồngkg
LH: 0909 423 100
Huy Hoàng
Trích theo Kỹ Sư: Hồ Quang Cua

Chủ Nhật, 8 tháng 9, 2013

NGƯỜI TIỂU ĐƯỜNG NÊN ĂN GẠO GÌ?

Gạo mầm vibigaba, gạo tím than, gạo lức đỏ, gạo đen hoa sữa,... là các sản phẩm thực dưỡng quý giá, có tác dụng thực trị phù hợp với nhiều nhóm bệnh thời đại mà nguyên nhân là do ăn uống vô lối.


Chuyên đề "Khả năng ổn định đường huyết của gạo mầm Vibigaba trong bệnh tiểu đường"

Phần tiếp theo của loạt bài về báo cáo kết quả khảo sát lâm sàng chuyên đề "Khả năng ổn định đường huyết của gạo mầm Vibigaba trong bệnh tiểu đường" của bác sĩ Lương Lễ Hoàng

Kết quả khảo sát lâm sàng của bác sĩ Lương Lễ Hoàng



Chuyên đề:


 "Khả năng ổn định đường huyết của gạo mầm Vibigaba

trong bệnh tiểu đường" 


Phần 2 Với "Nội dung nghiên cứu" đã giúp chúng ta biết nên dựa vào điều gì để nghiên cứu. Từ đó ta biết làm sao giúp ổn định đường huyết mà không cần dùng thuốc. Chúng ta hãy theo dõi mô hình nghiên cứu của bác sĩ Lương Lễ Hoàng 

Phần 3 : Mô hìn nghiên cứu


1.         Đối tượng tham gia nghiên cứu:
Những bệnh nhân được phát hiện bệnh tiểu đường tối thiểu từ hai năm, đang được điều trị đồng nhất với thuốc đặc hiệu đời mới là GLUCOVANCE 500/5 theo liều mỗi ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên nhưng đường huyết không ổn định, cụ thể với trị số HbA1C tăng tối thiểu 30% cao hơn định mức bình thường.
2.         Số lượng:
Gồm 50 bệnh nhân : 25 nam và 25 nữ trong độ tuổi từ 50 đến 70
3.         Hình thức áp dụng:
Mỗi ngày 1 chén rưỡi cơm gạo mầm vào bữa cơm chiều, tương đương với 80g gạo mầm VIBIGABA, trong khẩu phần ổn định về lượng rau cải và đạm động vật.
4.         Thời gian nghiên cứu:
Khoảng 15 - 30 ngày cho mỗi bệnh án.
5.         Tiêu chí nghiên cứu:
         Theo dõi đường huyết 2 giờ sau khi ăn mỗi ngày
         So sánh cảm giác đói bụng mỗi 5 ngày một lần trong suốt liệu trình.
         So sánh trị số HbA1C trước và sau 4 tuần áp dụng chế độ dinh dưỡng nêu trên
         Kiểm soát chức năng gan thông qua trị số xét nghiệm men gan (SGOT, SGPT, GGT) và chức năng thận (Creatinin) trước và sau 4 tuần dùng gạo mầm VIBIGABA.

Sản phẩm gạo mầm Vibigaba được dùng trong nghiên cứu của bác sĩ Lương Lễ Hoàng
Cuộc thử nghiệm trên 50 bệnh nhân tiểu đường diễn trong 30 ngày. Kết quả nghiên cứu ra sao ?Công dụng của gạo mầm Vibigaba đối với người bệnh tiểu đường là gì ?

Mời các bạn đón xem: 
Chuyên đề "Khả năng ổn định đường huyết của gạo mầm Vibigaba trong bệnh tiểu đường" của bác sĩ Lương Lễ Hoàng (P4) tại WWW.gaophuongnam.vn

Thứ Ba, 3 tháng 9, 2013

GẠO TÍM THAN

Ngay cả những người da trắng nay cũng đã thay bánh mì bằng cơm. Nhờ tỷ lệ hài hòa giữa ba thành phần sinh tố, khoáng tố và chất xơ mà gạo là món ăn lý tưởng vì vừa cung cấp năng lượng cấp thời nhưng không gây béo phì, vừa bổ sung nguồn dự trữ dưỡng chất nhưng không tăng mỡ trong máu. Khỏe hơn nữa là nhờ chất xơ mà cơm không bị khó tiêu. Lá gan, trái thận nhờ đó khỏi mệt vì được nghỉ xã hơi thay vì phải làm công việc biến dưỡng cả ngày lẫn đêm.
CHÉN CƠM NÊN THUỐC           Đáng tiếc từ khi có nhà máy xay gạo, hạt gạo tuy trắng hơn, bóng hơn, đẹp hơn nhưng mặt khác lại đánh mất đi nhiều hoạt chất. Đáng nói hơn nữa là nhiều hợp bệnh lí trở thành nghiêm trọng khi chén cơm gạo trắng có mặt quá thường trên bàn ăn.

Do thiếu chất xúc tác biến dưỡng trong vỏ lụa của hạt gạo mà chất đường, chất mỡ trong khẩu phần đơn điệu có đủ điều kiện để trở thành đòn bẩy cho bệnh tiểu đường, xơ vữa mạch máu, thoái hóa ác tính … Nhiều nhà nghiên cứu đã không quá lời khi nghi ngờ gạo chà quá trắng là một trong các yếu tố dẫn đến nhiều căn bệnh ‘‘thời đại’’. Cũng chính vì thế mà ngay cả ở châu Âu, nhiều thầy thuốc đã từ lâu kêu gọi người tiêu dùng trở về với thiên nhiên, trở về với các món ăn chế biến đa dạng từ hột gạo còn giữ nguyên vỏ lụa. Lý do rất đơn giản. Bên cạnh tập thể sinh tố C, B1, B2, B3, B5, E và tiền sinh tố A cũng như các khoáng tố sắt, magnê, phosphor, kẽm, vôi, molybdan… cần thiết cho hoạt động tối ưu của hệ miễn nhiễm, hoạt chất trong vỏ lụa của hạt gạo, cụ thể là tập thể anthocyanin, với tác dụng trung hòa độc chat oxy-hóa trong môi trường ô nhiễm, chính là lợi thế của hột gạo mang màu của thiên nhiên. Nhờ nhiều công trình nghiên cứu trong thập niên gần đây, hiện không còn ai nghi ngờ về tác dụng bảo vệ vi mạch, chống lão hóa và nhất là ngăn hiện tượng ngẫu biến trong cấu trúc của tế bào, nghĩa là phòng ngừa ung thư của anthocyanin. 
         Thầy thuốc ở nhiều nước phương Tây ắt hẳn có lý do chính đáng khi cổ động dùng anthocyanin để phòng tránh biến chứng trong bệnh tiểu đường, trong điều trị hậu ung thư. Đáng tiếc vì nhiều thầy thuốc ở xứ mình vẫn chưa đặt anthocyanin trong màu của hạt gạo vào vị trí quan trọng trong phác đồ điều trị. Ung thư đã không thể tung hoành ngang dọc đến thế nếu thầy thuốc trong nhiều chục năm qua nhất quán với quan điểm bệnh có thể dự phòng nếu tìm cách trung hòa độc tính của chất oxy-hóa trong môi trường ô nhiễm bằng cách mượn sức kháng bệnh từ thiên nhiên. 


          Thuốc nào vừa ngon, vừa thân thiết với người da vàng cho bằng chén cơm thơm phức? Tại sao lại tiếp tục đầu độc cơ thể đã mệt nhòai bằng hóa chất tổng hợp khi gạo Huyết Rồng, Hắc Trân Châu, nếp Cẩm…, khi chén cơm nên thuốc đang chờ người hiểu cách biến món ăn thành phương tiện phòng bệnh. 
          Nói có sách mách có chứng, kết quả nghiên cứu lâm sàng được thực hiện ở Trung Tâm Điều Trị Oxy Cao Áp Tp.HCM với giống gạo tím đặc sản cao cấp ST An Thọ cho thấy : .Người bệnh tiểu đường có thể ăn đến hai chén cơm mỗi bữa, thay vì phải bóp bụng nhịn thèm theo tiêu chí ‘‘mỗi bữa chỉ ăn được một chén cơm”, nhung không tăng đường huyết. .Chỉ số xét nghiệm đặc hiệu HbA1C thực hiện trước và sau mô hình nghiên cứu lâm sàng cho thấy đường huyết ổn định sau 60 ngày dùng mỗi ngày một bữa cơm với gạo tím. .Tình trạng viêm thần kinh ngoại biên do hậu quả của bệnh tiểu đường thể hiện qua dấu hiệu đau nhức, tê mỏi… được cải thiện rõ ràng sau 30 ngày có mỗi ngày một bữa cơm với gạo tím. Lượng acid uric trước đó tăng cao (bệnh gút, viêm da thần kinh, sỏi tiết niệu) giảm đáng kể nếu bệnh nhân kết hợp gạo tím trong thời gian được điều trị bằng thuốc đặc hiệu. Tiến độ giảm acid uric nhanh gấp đôi nếu so với nhóm cũng được điều trị đặc hiệu nhưng không có gạo tím trong khẩu phần. .Hàm lượng homocystein trong máu của người bình thường đồng hành với stress, chất đòn bẩy khiến nhồi máu cơ tim, trở về định mức bình thường sau khi áp dụng gạo tím 10 ngày liên tục. 
          Sức khỏe con người gắn liền với chất lượng cuộc sống. Gạo tím ST An Thọ còn thêm lợi điểm là hương vị độc đáo thừa sức để thực khách ăn rồi phải nhớ. Tuy vậy, với người muốn phòng bệnh không nhất thiết phải ngày nào cũng chén cơm gạo đỏ, gạo tím. Nhưng chục ngày trong tháng chủ động thay gạo trắng bằng gạo màu chính là biện pháp giải độc định kỳ cho cơ thể để qua đó gián tiếp mài nhọn sức đề kháng, nhất là sau bữa tiệc rượu thịt ê hề, trong giai đoạn làm việc căng thẳng, cho người cao tuổi… 
          Biết cách dùng gạo còn vỏ lụa chứa anthocyanin để bảo vệ sức khỏe cũng tương tự như người hiểu chuyện làm ăn. Đợi chi đến hụt vốn mới kêu gọi đầu tư. Phòng bệnh bao giờ cũng an toàn và đơn giản hơn chữa bệnh. Quả thật vô cùng đáng tiếc nếu không chỉ người bệnh mà người chưa bệnh được hướng dẫn về cách dùng chén cơm sao cho nên thuốc nhờ loại gạo ít đường, nhiều đạm, dồi dào chất xơ và nhất là bọc kín bằng anthocyanin trong lớp vỏ lụa đậm đà hương sắc với màu hoa sim.
                                               Bác sĩ Lương Lễ Hoàng Trung tâm Oxy cao áp Tp.HCM
(Trích từ: -Tư liệu nghiên cứu của kỹ sư Hồ Quang Cua - email: hoquangcua@gmail.com 
Và -Kết quả khảo sát lâm sàng của Bác Sĩ Lương Lễ Hoàng

 gaophuongnam.vn/lien-he/ -DĐ:0942001398 - email: drluonglehoang@yahoo.com)

Chủ Nhật, 1 tháng 9, 2013

GẠO TÍM THAN

Xin chân thành cảm ơn Công ty Cổ phần Lương thực Phương Nam đã cung cấp tư liệu để tôi chia sẻ với đọc giả sản phẩm gạo thực dưỡng hàng đầu là Gạo Tím Than.



Gạo Tím than ST hay Gạo đỏ ST Sóc Trăng giàu dưỡng chất

Gạo đặc sản mới là: Gạo tím than ST, Gạo đỏ ST Sóc Trăng giàu chất sắt

Việc sản xuất gạo đặc sản, gạo giàu chất dinh dưỡng tuy năng xuất thấp nhưng giá thành cao đang là yêu cầu cần thiết để Việt Nam tham gia thị phần gạo có giá trị cao so với Thái Lan, Ấn Độ.
 Gạo Tím Than ST (Sóc Trăng) hay gạo đỏ ST được kỹ sư nổi tiếng Hồ Quang Cua lai tạo giống, hiện nay tím than ST là gạo thực dưỡng số 1 Việt Nam bởi sự khác biệt về dinh dưỡng, chất sắt, gaba,…
Giá bán gạo tím than ST là: 29,500 đồng/kg
Đóng gói nilon của Tỉnh Sóc Trăng, mổi gói 2kg.
Trên thế giới gạo đỏ Bhutan – Ấn Độ trồng ở gần dãy Hy Mã Lạp Sơn là một chỉ dẫn địa lý nổi tiếng, gạo đỏ Thái Lan vừa đắt vừa ở xa, gạo Châu Hạng Võ giờ đã mai một, gạo Huyết rồng vừa khô vừa nhạt…
Việc tìm ra gạo ST tím than mất quang cảm lại cần rất ít phân bón, thuốc trừ sâu hoá học, trồng sau mùa tôm sú nước mặn, tận hưởng được phù sa và dinh dưỡng sót lại ở vuông tôm… trở thành sản phẩm hữu cơ, an toàn cho người tiêu dùng.
Năm 2008, kết quả phân tích của phòng thí nghiệm FDC, Canada và viện Thực phẩm quốc gia Nhật Bản do TS Lê Văn Tố ở trung tâm Công nghệ sau thu hoạch TP.HCM công bố thì ở ẩm độ 12,5%, gạo đỏ Sóc Trăng có hàm lượng protein (10,3%) cao gấp rưỡi gạo thường, rất giàu canxi (140ppm), rất giàu potassium (kali), đặc biệt là gạo tím than Sóc Trăng cực kỳ giàu sắt (đến 75ppm), trong khi kết quả phân tích các giống lúa phổ biến ở đồng bằng sông Cửu Long chứa chưa tới 15ppm, còn giống giàu sắt nhất, đã công bố của Thái Lan chứa chỉ 36,67ppm (giống Korkhor 23). Sắt sinh học, độ khả dụng rất cao. Đặc biệt trong gạo tím than Sóc Trăng còn có Gamma Acetyl Butyric Acid (GABA: 6,4ppm) một chất đặc biệt ích lợi cho trung ương thần kinh não bộ. GABA cũng giúp điều hoà huyết áp, lượng đường trong máu (kết quả công bố năm 2000).
Xem thêm tại: